3+ thủ tục và nghi lễ cưới hỏi truyền thống ở Miền Bắc

3+ thủ tục và nghi lễ cưới hỏi truyền thống ở Miền Bắc

Người Việt Nam chúng ta rất coi trọng đám cưới vì đây là việc quan trọng của cả một đời người. Thế nên người ta chuẩn bị rất kỹ và tỉ mỉ cho ngày này để có được niềm vui trọn vẹn nhất. Nhưng mỗi một vùng miền lại có nhưỡng phong tục và nghi lễ cưới hỏi khác nhau. Bài viết hôm nay Nguyễn Vịnh xin chia sẻ với các bạn về phong tục và nghi lễ cưới hỏi tuyền thống ở miền Bắc. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ chính là nghi lễ khởi đầu cho tục cưới hỏi của người Kinh, đây cũng được coi là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua được trong tục cưới hỏi truyền thống ở miền Bắc.

Vì vậy khi làm lễ dạm ngõ (chạm ngõ) nhà trai cần phải chọn ra 1 ngày lành tháng tốt. Vào ngày dạm ngõ: người lớn 2 bên gia đình sẽ gặp nhau tại nhà gái, nhà trai sẽ thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái để cho con trai của mình được chính thức qua lại với người con gái là cô dâu trong tương lai, điều đó có nghĩa là người con gái đó xem như đã tìm được bến đỗ của cuộc đời mình.

Các lễ vật và thủ tục trong ngày này đơn giản và chủ yếu là cần sự ấm cúng, thân thiết của 2 bên gia đình. Bên cạnh đó lễ vật không thể thiếu trong ngày này là: trầu cau 1 chục, chè, thuốc, bánh kẹo… tất cả phải được chuẩn bị chẵn, có đôi có cặp.

Trong ngày dạm ngõ, 2 bên gia đình sẽ nói chuyện với nhau và bàn bạc vè các thủ tục sau đó trong lễ ăn hỏi và lễ cưới, hai bên sẽ thống nhất ngày làm lễ .

2. Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ chính là lễ ăn hỏi hay còn được gọi là lễ nạp tài. Nghi lễ này được xem như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái cho nhau.

Theo phong tục cưới hỏi trước kia của người miền Bắc thì lễ ăn hỏi, lễ xin cưới và nạp tài sẽ được tách riêng, nhưng ngày nay mọi người đều bận rộn vì vậy người ta gộp luôn 3 nghi lễ trên lại để tiết kiệm thời gian của cả 2 bên gia đình.

Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sang nhà gái 3 chục trầu cùng với trap ăn hỏi. Sau khi bố chú rể cùng bố cô dâu giới thiệu các thành phần gia đình mình trong lễ ăn hỏi thì đến lượt mẹ chú rể đưa ra trầu.

Chục trầu thứ nhất là nghi lễ ăn hỏi, chục trầu thứ 2 là nghi lễ xin cưới, chục thứ 3 là lễ nạp tài. Khi nhận xong 3 chục trầu từ bên nhà trai thì nhà gái sẽ nhân tráp ăn hỏi.  Tùy theo điều kiện kinh tế cảu các gia đình mà tráp ăn hỏi có thể là: , 7, 9 hoặc 11 và bắt buộc số lượng tráp phải là số lẻ. Đồ lễ ăn hỏi bắt buộc phải có: mâm xôi, lợn quay, bánh cốm, bánh xu xê, chè,rượu, trầu cau và cả thuốc lá.

Đồ trong lễ ăn hỏi sẽ được nhà gái lấy 1 ít lên thắp hương ở bàn thờ gia tiên. Còn lại sẽ chia cho nhà trai 1 phần và bên gái sẽ giữ lại 2 phần để mời cưới quan khách.

Đặc biệt là trong lễ ăn hỏi nhà trai cần phải chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền: 1 dành cho bà nội của cô dâu, 1 cho bà ngoại và phong bì còn lại để thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của nhà cô dâu. Số tiền này sẽ tùy thuộc vào gia đình bên nhà trai.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể cùng nhau ra mắt 2 họ, rót nước và mời trầu quan khách của 2 bên gia đình.

3. Lễ cưới

Sau khi tổ chức lễ ăn hỏi sẽ tổ chức lễ cưới mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống nhất từ trước đó.

Lễ cưới hay lễ đón dâu chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi ở miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức được rước cô dâu về.

Thủ tục trong ngày cưới, nhà trai sẽ có 1 mâm lễ và một phong bì tiền mặt. Số tiền trong phong bì sẽ do nhà gái đưa ra hoặc là do nhà trai tự quyết định và mẹ chú rể sẽ bỏ trong 1 phong bì nhỏ  màu đỏ để tao cho cô dâu mới.

Sau khi 2 bên gia đình giới thiệu các thành phần tham dự thì nhà trai sẽ trao trầu cho nhà gái và xin phép để cho chú rể lên phòng đón cô dâu.

Cô dâu và chú rể thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà cô dâu, sau đó cùng nhau đi mời trà người lớn và họ hàng 2 bên. Và sau đó sẽ xin phép được đưa cô dâu về bên nhà chồng.

4. Lễ lại mặt

Người miền Bắc thường có thêm 1 nghi thức sau lễ cưới là lễ lại mặt sau đám cưới . Lễ lại mặt được tổ chức gồm các thành viên trong gia đình tổ chức ấm cúng.  Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu, chú rể cùng với gia đình bên nhà gái dù đã đi lấy chồng nhưng vẫn không quên hiếu thuận với bố mẹ ruột của mình. Đồng thời đây cũng là dịp để cho gia đình chú rể thể hiện sự kính trọng và chu đáo của mình đối với gia đình cảu cô dâu.

Thông thường lễ này sẽ được tổ chức sau lễ cưới khoảng 1 - 2 ngày hoặc là sau khi cô dâu và chú rể đi hưởng trăng mật về.

Hi vọng bài viết này sẽ cho các bạn thêm những kiến thức cần thiết trong về việc tổ chức lễ cưới trong tương lai. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các dịch vụ chụp ảnh đám cưới Hà Nội tại Nguyễn Vịnh

Xem thêm :

>>>  Chụp ảnh ngày cưới và ăn hỏi

>>> Quay phim chụp ảnh cưới hỏi tại hà nội

Gửi bình luận
Tìm kiếm sản phẩm
Sản phẩm yêu thích
Giỏ hàng của bạn
Lên đầu trang
0913 398 168
zalo