5 Sai lầm hay gặp phải và cách khắc phục khi chụp ảnh sự kiện 

 5 Sai lầm hay gặp phải và cách khắc phục khi chụp ảnh sự kiện 

Chụp ảnh sự kiện là một công việc thú vị, ghi lại những khoảnh khắc đáng giá và niềm vui của người tham dự sự kiện. Nhưng chụp ảnh sự kiện đôi khi cũng có nhiều thử thách do nhịp độ nhanh, điều kiện ánh sáng phức tạp và loạt các shots cần chụp. Hãy cùng Nguyễn Vịnh tìm hiểu 5 sai lầm các photogprapher mới hay gặp phải khi chụp ảnh sự kiện và cách khắc phục nhé!

Xem thêm : 

>>> Nguyên tắc chụp ảnh sự kiện

>>> Kịch bản chụp ảnh sự kiện

1. Đặt focus và thông số máy sai

Một điều rất khó thay đổi và chỉnh sửa sau khi đã chụp chính là thông số máy (camera settings). Không cần biết kĩ năng chỉnh sửa và hậu kỳ của bạn giỏi đến đâu, thông số máy tệ và focus không thể nào cho ra một bức ảnh tốt. Nếu mất công chụp cả một ngày dài mà ảnh lại không dùng được vì settings và focus sai thì rất phí công sức 

Chính vì vậy nếu bạn vẫn chưa chắc về thông số máy và focus trước sự kiện, chúng tôi khuyên bạn nên dành nhiều thời gian luyện tập với máy ảnh bạn đang sử dụng để thành thạo với việc chuyển đổi các setting

Bạn có thể ra ngoài tìm các quán cafe đông khách, trung tâm mua sắm hoặc đường phố để luyện khả năng chụp trong nhiều môi trường địa điểm. Nếu có thể, hãy thử luyện chụp chân dung để có kinh nghiệm chụp cận cảnh.

Nếu kỹ năng chụp ảnh của bạn đã ở trình nâng cao, chúng tôi nghĩ rằng hiểu rõ về DOF (depth of field – độ sâu trường ảnh) và HFD (Hyperfocal Distance) sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chụp được những bức ảnh sáng tạo và độc đáo hơn. Camera settings và focus sẽ tạo nên phong cách của bạn, vậy nên hãy thử thật nhiều cách để tìm ra style hợp với mình nhé.

2. Ánh sáng tệ

Một trong số đặc điểm khi chụp ảnh cho gần như mọi sự kiện chính là điều kiện ánh sáng thấp. Để chuẩn bị, hãy đảm bảo rằng máy ảnh của bạn có cảm biến tốt và có thể chụp ảnh nhiễu thấp ở mức ISO cao. Và cũng đừng quên chuẩn bị thẻ SD lớn nhất bạn có, hoặc vài thẻ SD, vì ISO càng cao thì ảnh càng nặng.

Gợi ý là bạn nên dùng đèn flash rời, đặc biệt là khi chụp buổi tối, trong nhà hoặc vào mùa đông, Một lần nữa, hãy nhớ dùng thử đèn flash với máy ảnh của bạn trước sự kiện, chúng ta không muốn có một sự cố ngoài ý muốn nào. Và hãy chuẩn bị cả thiết bị tản sáng nữa nhé.

Ngoài đèn flash và tản sáng, tấm hắt sáng di động cũng là một thiết bị tốt, đặc biệt nếu bạn cần chụp chân dung.

3. Tạo dáng gượng gạo và biểu cảm nhạt nhẽo

Có 2 lí chính mà công ty, tổ chức hay cá nhân nào đó sẽ thuê bạn để chụp ảnh sự kiện: để ghi lại những hoạt động của sự kiện và lưu lại không khí của sự kiện. Với lí do đầu tiên, bạn sẽ cần chụp góc rộng để lấy toàn cảnh sự kiện và người tham sự, và một vài ảnh cận. Tuy nhiên, với lí do thứ hai, sẽ khó hơn và cần bạn phải luyện tập cách đạo diễn mọi người tạo dáng cũng như vị trí đứng để chụp ảnh tự nhiên.

Khi chỉ dẫn mọi người tạo dáng chụp chân dung hay nhóm, hãy nhớ rằng đa phần mọi người rất cứng, họ sẽ không biết nên nhìn vào đâu và tay đặt vào chỗ nào. Để không gây nên những phản ứng gượng gạo bạn hãy chỉ dẫn họ một cách nhẹ nhàng và giải thích bạn muốn họ đứng ở đâu và nhìn vào đâu.

Theo kinh nghiệm cá nhân, nếu đang chụp chân dung, chúng tôi đề xuất tạo dáng quay đầu nhẹ sang trái hoặc phải vì như thế mặt sẽ góc cạnh hơn. Chỉ dẫn họ bằng cách yêu cầu họ nhìn vào một điểm cụ thể nào đó, như vậy sẽ khiến cho mẫu chụp dễ hiểu hơn nhiều so với nói “quay đầu sang trái 2cm nào”.

Tiếp theo, chú ý đến bàn tay và hướng dẫn khách phải làm gì với chúng. Nên để tay vào túi áo, túi quần để trông thoải mái và tự tin. Hoặc nếu bạn muốn trông trang trọng hơn, hãy thử tạo dáng đan tay trước người. Nhớ rằng, đôi khi những dáng trông quá “giả” lại nhìn tự nhiên khi lên ảnh, nên đừng sợ bảo khách hàng thử tạo dáng, chỉ cần cho họ biết trên ảnh trông đẹp là được.

4. Bố cục nhàm chán

Khi bạn đang vội vàng chụp ảnh ở một sự kiện bận rộn, bạn có thể phát hiện ra rằng mình chỉ đơn giản căn sự vật vào chính giữa khung hình. Dù căn giữa đảm bảo bạn sẽ bắt được những khoảnh khắc hiếm có, nhưng nếu quá nhiều, các bức ảnh sẽ trở nên nhàm chán. Tương tự, bạn cũng không muốn trong ảnh lọt vào thứ gì đó nổi bật hơn sự vật chính. Đây là một thử thách, và đôi khi bạn phải tin vào trực giác của mình.

Để cải thiện bố cục của bạn, hãy tìm hiểu về quy tắc một phần ba và tỉ lệ vàng, cả hai đều sẽ giúp bạn thử nghiệm nhiều bố cục thú vị hơn. Một khi bạn đã có vài ý tưởng về các bố cục khác nhau, bạn sẽ có thể bắt đầu với ảnh căn giữa cho an toàn và sau đó thử vài kiểu bố cục khác. Đừng quên lưu ý focus, ánh sáng và chuyển động nếu bạn chuyển bố cục nhanh nhé!

Một mẹo nữa đó là đừng đứng xa quá. Rất nhiều photographer chụp ảnh sự kiện mới bắt đầu sẽ mắc lỗi này, bởi vì họ cố gắng chụp được nhiều hoạt động nhất có thể. Tuy nhiên, dù ảnh chụp từ xa trông sẽ ấn tượng hơn, ảnh cũng dễ bị hỗn loạn nếu không có focus nhất định. Thay vì vậy, hãy tiến gần hơn đến đối tượng để chụp được những chi tiết của sự kiện – biểu cảm, chi tiết của địa điểm tổ chức, tương tác của mọi người với nhau.

5. Quên không back up sau sự kiện

Công việc của bạn chưa kết thúc sau khi sự kiện kết thúc đâu. Bạn nên chú ý back up sản phẩm của mình ở vài thẻ SD trong hoặc sau sự kiện, và kiểm tra lens cũng như pin nữa. Để giảm bớt thời gian chỉnh sửa ảnh về sau, bạn có thể lượt qua một vòng các bức ảnh và đánh dấu những tấm được cũng như xóa luôn những tấm xấu. Nếu bạn chụp trong vài ngày liền, đảm bảo rằng mọi thứ sạch sẽ và được sạc đầy cho ngày hôm sau, cùng với thẻ SD trống.

Trên đây là 5 sai lầm khi chụp ảnh sự kiện các photographer hay mắc phải khi mới bắt đầu. Nguyễn Vịnh đã đưa ra giải pháp khắc phục cực kỳ chi tiết, hi vọng rằng bạn đọc đã nhận được những thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để đọc được nhiều điều thú vị hơn nhé!

Xem thêm :

>>> Bảng giá chụp ảnh sự kiện 

>>> Dịch vụ chụp ảnh sự kiện chuyên nghiệp 
 

Gửi bình luận
Tìm kiếm sản phẩm
Sản phẩm yêu thích
Giỏ hàng của bạn
Lên đầu trang
0913 398 168
zalo